Phật thủ vừa dùng để trang tí ngày Tết vừa có tác dụng chữa ho hen, viêm loét dạ dày Phật thủ vốn là loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày Tết nhưng ít ai biết rằng, trong Đông Y phật thủ cũng được dùng để chữa nhiều căn bệnh khác nhau.Nội dung trong bài viết Hoa hòe có những tác dụng gì cho sức khỏe con người? YHCT chỉ bài thuốc

Phật thủ vừa dùng để trang tí ngày Tết vừa có tác dụng chữa ho hen, viêm loét dạ dày

1145

Phật thủ vốn là loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày Tết nhưng ít ai biết rằng, trong Đông Y phật thủ cũng được dùng để chữa nhiều căn bệnh khác nhau.

Nội dung trong bài viết

Qủa phật thủ

Tìm hiểu về tác dụng chữa bệnh của quả phật thủ

Trong dân gian phật thủ có nhiều tên gọi khác nhau như: quả tay Phật, phật thủ cam, phật thủ phiến. Đây là loại quả mang ý nghĩa tâm linh, còn có tên phúc – thọ – cam, là biểu tượng của sự may mắn. Phật thủ dáng đẹp, màu sáng, hương thơm ngát lâu, là loại quả không thể thiếu trên ban thờ của nhiều gia đình, thường được đặt ở nơi trung tâm mâm ngũ quả ngày tết. Ngoài để thờ cúng, phật thủ còn có nhiều giá trị chữa bệnh.

Trong Đông Y thường dùng phật thủ quả khô để làm thuốc, còn tinh dầu phật thủ có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm và kích thích tiêu hóa. Phật thủ thường được đánh giá là có vị cay, chua và đắng, tính ấm vào can vị phế. Có tác dụng lý khí hóa đàm, thư can hòa vị chỉ thống. Trị đau tức vùng liên sườn, vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, ho hen phế quản nhiều đờm, khó thở. Những bài thuốc từ phật thủ luôn được đánh giá cao về công dụng và hiệu quả với người bệnh.

Phật thủ dùng để làm thuốc chữa nhiều căn bệnh khác nhau

Những bài thuốc phật thủ dùng để chữa bệnh

Nếu bị hen hay viêm loét dạ dày bạn có thể dùng một vài bài thuốc y học cổ truyền từ quả phật thủ sau đây:

  • Chữa ho đờm, viêm khí quản mạn tính: Phật thủ 6g, bán hạ chế, gừng 6g. Sắc uống.
  • Chữa đầy bụng, biếng ăn, nôn mửa: phật thủ 3 – 10g. Sắc uống hoặc ngâm rượu uống.

Hiện nay cũng có nhiều món ăn bài thuốc từ phật thủ rất dễ dùng và hiệu quả như: Cháo phật thủ:

  • Phật thủ 10 – 15g, gạo tẻ  60 – 80g. Nấu phật thủ lấy nước bỏ bã, cho gạo tẻ đã vo sạch vào nấu cháo, khi chín cho thêm đường trắng khuấy đều, đun sôi. Thích hợp cho người bị sốt ho, đau tức vùng ngực do tràn dịch màng phổi.
  • Ruột lợn hầm phật thủ: Ruột non lợn một đoạn, phật thủ 15 – 30g. Ruột lợn làm sạch thái đoạn, nấu với phật thủ, thêm gia vị thích hợp, ăn. Tuần ăn 2 – 3 lần, dùng liền trong 2 – 3 tuần. Dùng tốt cho phụ nữ bị huyết trắng khí hư.
  • Chè phật thủ: Phật thủ 10g rửa sạch, thái nhỏ, cho nước sôi hãm uống thay nước chè ngày 1 lần. Dùng tốt cho người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, co thắt tâm vị, đầy ợ hơi, buồn nôn, nôn.
  • Chè phật thủ cốc tinh thảo: Phật thủ 60g, cốc tinh thảo 15g, chè 3g. Phật thủ, cốc tinh cùng nấu lấy nước, khi đã gần đặc gạn lấy nước vào ấm đã cho chè sẵn. Uống ngày 1 ấm, đợt dùng 5 – 7 ngày. Thích hợp cho người bệnh viêm thị thần kinh, thị lực giảm.
  • Rượu phật thủ: Phật thủ 30g, rượu trắng 500ml, ngâm trong 7 – 10 ngày là được. Mỗi lần uống khoảng 40ml, ngày 2 lần. Thích hợp cho người bị rối loạn tâm thần ý thức (trầm cảm ức chế…).
  • Siro phật thủ: Phật thủ 15g rửa sạch thái nhỏ, đường trắng lượng vừa đủ cho vào bình, đổ nước sôi hãm uống thay trà. Dùng cho người đau quặn bụng do đầy hơi trướng bụng (phúc thống khí trệ).

Mặc dù có vô vàn công dụng nhưng những người âm hư hỏa vượng cần thận trọng không nên dùng phật thủ. Hi vọng với những chia sẻ về các bài thuốc từ phật thủ sẽ giúp bạn có thêm cho mình những lựa chọn khi dùng thuốc.

Nguồn: yhoccotruyenvn.com




Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017