Điều trị bệnh hen phế quản bằng các bài thuốc Y học Cổ truyền có hiệu quả không là những thắc mắc của rất nhiều người đang mắc phải căn bệnh này.
Nội dung trong bài viết
- Chữa bệnh về mắt hiệu quả nhờ cúc hoa vàng.
- Những bài thuốc hay trị chứng bệnh mất ngủ kéo dài
- Bài thuốc hay từ hạt dẻ bổ huyết.
Nguyên nhân gây bệnh hen phế quản
Nguyên nhân gây bệnh hen phế quản
Chia sẻ từ tin tức ngành Dược, bệnh hen phế quản hay được gọi là hen suyễn, là tình trạng phản ứng cao độ ở phế quản trước nhiều kích thích khác nhau, biểu hiện đặc trưng là cơn khó thở với tiếng rít cò cử do co thắt cơ trơn phế quản, phù nề niêm mạc và tăng tiết dịch nhày phế quản do nhiều nguyên nhân gây ra như, ăn uống không hợp vệ sinh, tính khí thất thường, làm việc quá sức, bị dị ứng với phấn hoa, nấm mốc, lông đông vật…
Ngoài ra những yếu tố như di truyền, thay đổi thời tiết, nhiễm lạnh, môi trường sống ô nhiễm gây ra các bệnh lý về đường hô hấp cũng là nguyên nhâ gây ra bệnh hen phế quản.
Điều trị hen phế quản bằng Đông y có hiệu quả không?
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh hen phế quản hiệu quả, tuy nhiên chữa trị hen phế quản bằng phương pháp của y học cổ truyền vẫn được rất nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn vì tính an toàn, ít gây tác dụng phụ và mang lại kết quả cao của các vị thuốc Đông y. Dưới đây là một số bài thuốc điển hình trong việc điều trị bệnh hen phế quản.
Bài thuốc trị bệnh hen ở thể hàn: Ở thể này, người bệnh thường thở gập, trong hầu có tiếng hen rít, ngực bí, đờm trong loãng, miệng không khát, thích uống nóng, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch phù hoạt.
Với bài thuốc Đông y này ta cần phải chuẩn bị 10g xạ can, 12g ma hoàng, Ngũ vị tử 6g, Bán hạ 6g, Tử uyển 8g, Đại táo 3 quả, Sinh khương 3 lát, Khoản đông hoa 10g. Tất cả đem đi sắc lấy nước uống, mỗi ngày uống 1 thang. Công dụng của bài thuốc này giúp giảm nhanh chóng cơn hen suyễn, ôn phế tán hàn, trừ đàm.
Bài thuốc trị bệnh ở thể hen nhiệt: Bệnh nhân ở thể này thường có triệu chứng như hen suyễn gấp, trong hầu có tiếng khò khè, đàm đặc ho khó ra, trong ngực bí, thở mạnh, miệng khát thích uống lạnh, miệng đắng, mặt đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt sác.
Với thể này bài thuốc cần có: Bạch quả 10 quả , Cam thảo 6g, Hạnh nhân 8g, Tô tử 12g, Hoàng cầm 8g, Bán hạ 6g, Tang bạch bì 10g, Khoản đông hoa 10g. Đem sặc uống hằng ngày, mỗi ngày 1 thang sẽ cho kết quả rất tốt trong việc điều trị bệnh hen suyễn.
Bên cạnh đó, để bệnh hen phế quản không bị tái phát, người bệnh có thể dụng các vị thuốc Đông y như: Sa sâm, bạch linh, bạch truật, cam thảo, cát cánh, hoài sơn, mạch môn, liên nhục, quất bì.
Bài thuốc cổ truyền trị bệnh hen suyễn hiệu quả
Điều trị bệnh hen phế quản bằng các bài thuốc Đông y đã được chứng minh có công dụng lâu dài, bền vững nhưng vẫn khiến chức năng của ngũ tạng được cân bằng, nâng cao sức khỏe, cải thiện rất tốt tình trạng hen suyễn của người bệnh. Tuy nhiên việc điều trị bệnh hen phế quản bằng các bài thuốc Đông y không phải ai cũng áp dụng cùng một bài thuốc, người bệnh trước khi điều trị cần phải được tư vấn bởi các Bác sĩ y sĩ y học cổ truyền, những người có chuyên môn, để đem lại hiệu quả cao nhất.
Cách phòng ngừa hiệu quả bệnh hen phế quản
Để phòng ngừa bệnh hen phế quản hiệu quả, mỗi người cần phải lưu ý giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, nhất là xung quanh nơi làm việc và nhà ở. Không nên nuôi chó, mèo hoặc các loại chim cảnh trong nhà. Trong điều kiện thời tiết ẩm, nấm mốc và các loại vi khuẩn, virus dễ ẩn náu và sinh sôi gây bệnh, vì vậy nếu có điều kiện thì nên sấy khô hoặc phơi nắng giường, đệm, chăn gối, tránh xa khỏi thuốc lá và những loại thức ăn gây dị ứng.
Nguồn: yhoccotruyenvn.com