Trong thiên nhiên, nhộng ong, nhộng tằm và nhộng ve (ve sầu) là loại côn trường dạng nhộng được sử dụng làm thuốc phổ biến trong các bài thuốc y học cổ truyền.
- Y học cổ truyền hướng dẫn dùng ngài tằm đực làm thuốc
- YHCT hướng dẫn bài thuốc giải cảm chữa ho từ vị thuốc cải cúc
- Y học cổ truyền sử dụng vị thuốc khế để chữa bệnh gì?
YHCT khám phá những điều thú vị từ con nhộng làm thuốc
Trước khi biến thành cá thể trưởng thành thì một số loại côn trùng dưới dạng nhộng trên đã được sử dụng làm thuốc. Vậy tác dụng dược lý của chúng như thế nào và được sử dụng trong các bài thuốc ra sao? Y sĩ y học cổ truyền Hà Nội sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Thuốc từ nhộng ong
Nội dung trong bài viết
Hiện nay có hai loại nhộng được sử dụng làm thuốc gồm nhộng ong nuôi (ong mật) và nhộng ong bò vẽ. Đối với nhộng ong nuôi có vị hơi ngọt, không độc, lạnh, có tác dụng sát khuẩn, chống tổn thương suy yếu nội tạng, chống lão suy, ích khí, làm nhan sắc tươi nhuận, da dẻ mịn màng.
Nếu nhiều người còn ngại ngùng khi ăn nhộng ong thì đối với người dân ở tình Bình Thuận thì đây là món ăn yêu thích, đặc biệt là khi ăn nhộng ong nuôi dưới dạng sống. Để làm thuốc, người ta đem nhộng ong nuôi tẩm bột và bơ rồi chiên vàng có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao thể lực.
Tác dụng chữa xuất huyết: Nhộng ong nuôi 3 – 5 con nghiền nát với ít đường trắng rồi ăn.
Chữa ho gà: Nhộng ong nuôi 3 – 5 con nghiền nát với ít đường trắng, gia thêm tầng sáp 10g, đem sắc uống.
Đối với nhộng ong bò vẽ (ong khổng lồ, ong bắp cây) có thân mềm, màu trắng ngà, chứa nhiều chất béo, acid amin, vitamin, đường và muối khoáng. Theo Y học cổ truyền Hà Nội, nhộng ong bò vẽ có vị ngọt, mặn, có độc, tính mát, có tác dụng chống nôn, giảm đau, tăng lực, bền cơ. Dùng 3-5g nhộng ong bò vẽ sắc với 200ml nước còn 50ml, uống trong ngày chữa ngực bụng đau, nôn khan. Ngoài ra có thể sao vàng, tán bột, trộn với mật uống. Y sĩ y học cổ truyền cho rằng, dịch chiết từ nhộng ong bò vẽ có tác dụng làm giảm mỏi cơ bắp, nâng cao thể lực và sức bền. Đây cũng là lí do mà thuốc từ nhộng ong bò vẽ thường được dùng những vận động viên chạy đường dài (marathon).
Thuốc từ nhộng ve
Nhộng ve (ve sầu) hay còn gọi là ve sữa non, có thân mập ú, tròn múp, căng đầy sữa non, màu nâu nhạt, chưa mọc cánh và chân.
Nhộng ve sầu
Để làm thuốc, bạn đem nhộng tẩm với bột, chiên giòn mà ăn hoặc ngâm nhộng vào rượu thuốc trong nhiều ngày mới uống. Kinh nghiêm dân gian từ những người dân bản xứ tỉnh An Giang, nhộng ve là thuốc bổ cho người cao tuổi và trẻ nhỏ. Đặc biệt đối với những người đàn ông ở tuổi trung niên, nhộng ve được dùng làm thuốc với tác dụng giúp họ có một cpw thể sung mãn, tinh lực dồi dào, thần khí mạnh mẽ.
Thuốc từ nhộng tằm
Đây là một trong những dược liệu được sử dụng khá phổ biến trong y học cổ truyền. Nhộng tằm thu hoạch khi những kén đã chín vàng. Nhộng tằm có vị mặn, ngọt, tính bình, không độc, bùi béo, có tác dụng bổ dưỡng, nhuận tràng, mạnh gân xương, thường dùng tươi, có thể phơi hay sấy khô.
Người già sử dụng nhộng tằm thường xuyên có tác dụng chữa thận hư, liệt dương, đái són, đái nhiều lần, táo bón. Bài thuốc: nhộng tằm rang với hành mỡ hay xào nhộng với lá hẹ, mộc nhĩ, ăn với cơm. Liều dùng hằng ngày: 50-100g, chia làm 2-3 lần.
Sử dụng nhộng tằm đối với trẻ em có tác dụng rất tốt vì canxi và phospho trong nhộng rất cần cho cơ thể đang lớn của trẻ, chống còi xương. Bài thuốc Y học cổ truyền cho nhộng vào cháo nóng, nhất là cháo nấu chim sẻ, chim cút. Liều dùng hằng ngày: 50-100g, chia làm 2-3 lần.
Mặc dù nhộng là vị thuốc tốt đối với sức khỏe nhưng không phải ai cũng đủ can đảm để sử dụng. Do đó bạn có thể tham khảo ý kiến của các thầy thuốc y học cổ truyền để tìm cho mình cách dùng nhộng mà bạn có thể sử dụng được hay những bài thuốc có tác dụng điều trị bệnh tương tự. Tuyệt đối không sử dụng bừa bãi để đảm bảo hiệu quả của vị thuốc từ nhộng.