Gừng vị thuốc đông y chữa bệnh mất ngủ rẻ tiền hiệu quả Gừng có tính cay ấm, là một trong những vị thuốc đông y chữa bệnh mất ngủ cực tốt. Vậy vì sao gừng lại có tác dụng thần kỳ đến vậy.Nội dung trong bài viết Mách bạn thảo dược trị bệnh mất ngủ cực tốt Tác dụng của gừng tươi trong trị bệnh mất ngủ

Gừng vị thuốc đông y chữa bệnh mất ngủ rẻ tiền hiệu quả

6391

Gừng có tính cay ấm, là một trong những vị thuốc đông y chữa bệnh mất ngủ cực tốt. Vậy vì sao gừng lại có tác dụng thần kỳ đến vậy.

Nội dung trong bài viết

Gừng vị thuốc đông y chữa mất ngủ hiệu quả

Dưới đây là phân tích của Thạc sỹ y học cổ truyền Vũ Quốc Trung chủ trị phòng khám Đông y chùa Cảm ứng, hội Đông y Hà Nội về những công dụng của gừng trong điều trị bệnh mất ngủ.

vị thuốc đông y chữa bệnh mất ngủ
Gừng thần dược cho người mất ngủ

Trong sách y học cổ truyền có viết, gừng có vị cay, tính ấm tác động vào 3 kinh phế, tỳ, vị có thể phát biểu, tán hàn, ôn trung, tiêu đàm, giải độc, sẽ giúp tinh thần thoải mái, tạo cảm giác cân bằng dễ ngủ hơn.  Nếu bị bệnh mất ngủ bạn hãy thử áp dụng thần dược này.

Bạn chỉ cần dùng 1 củ gừng nấu với nước và đường phèn uống trong ngày sẽ có thể trị được mất ngủ rất hiệu quả.

Chúng ta cũng thấy hầu hết các thang thuốc Đông y, dù hàn hay nhiệt, hư hay thực các thầy thuốc vẫn dùng từ 3-5 lát gừng sống. Gừng không chỉ có tác dụng bớt tính lạnh của vị thuốc hàn mà còn giúp cho tì vì dễ hấp thu thuốc, người bệnh khỏi nôn với những thuốc khó uống.

Một số cách chế biến gừng trong đông y

Theo đông y,  tùy từng cách bào chế mà gừng có thể trở thành nhiều vị thuốc khác nhau. Nếu như gừng để sống gọi là sinh khương, phơi khô – can khương, đem lùi – ổi khương…

vị thuốc đông y chữa bệnh mất ngủ
Mất ngủ khiến bạn mệt mỏi khó chịu

Sinh khương

có chứa tinh dầu, thành phần chính là Zingiberol, zingiberene, nonanal, borneol, chaviol, citral, methyheptenone. Có tính cay ấm, giúp tuần toàn huyết dịch, kích thích tăng tiết dịch vị, tốt cho hệ tiêu hóa, chữa chứng cảm lạnh, buồn nôn.

Liều dùng: Mỗi lần dùng 4 – 10g.

Can khương

Gừng đã thái lát nhỏ phơi khô, gọi là can khương, tính cay và ấm. Có thể chữa bệnh viêm loét dạ dày, trị tỳ vị hư hàn, trướng bụng, đầy hơi, bệnh thổ tả, ho do cảm lạnh.

Liều dùng: Mỗi lần dùng 2 – 6g.

Ổi khương

Gừng đem lùi hoặc nướng sẽ thành than tồn tính, bên ngoài bị cháy đen nhưng bẻ ra thì thấy ruột màu nâu vàng. Ôỉ khương tính đắng ấm, có tác dụng cầm máu đường ruột.

Liều dùng: Mỗi lần dùng 2 – 4g.

vị thuốc đông y chữa bệnh mất ngủ
Tùy theo cách chế biến mà gừng có tên gọi khác nhau

Khương bì

Khi vỏ củ gừng được phơi khô, kết hợp với những loại vỏ khác như trần bì (vỏ quýt), phục linh bì (vỏ nấm phục linh), đại phúc bì (vỏ cau), ngũ gia bì (vỏ cây chân chim). Khi các vị thuốc này kết hợp với nhau sẽ thành thang ngũ gia bì có tác dụng hiệu quả trong chữa bệnh phù thũng, phụ nữ trong thai kỳ bị sưng chân cũng có thể dùng được.

Lưu ý rằng tác dụng trị mất ngủ của gừng khác với tác dụng an thần như táo nhân, tâm sen, lá vông.

Trên đây lương y Vũ Quốc Trung đã chia sẻ về gừng vị thuốc đông y  chữa bệnh mất ngủ kinh niên. Nếu bạn đang khó chịu vì mất ngủ thì đừng bỏ qua cách trị mất ngủ đơn giản, rẻ tiền bằng gừng.

Nguồn : Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur




Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017