Vị thuốc “bạch đầu ông” và những điều cần biết khi sử dụng Bạch đầu ông thường có tác dụng trị chứng Sổ mũi, sốt, ho (lá); lỵ, ỉa chảy, đau dạ dày (rễ); viêm gan, suy nhược thần kinh; mụn nhọt, viêm tuyến sữa, hắc lào, chàm, rắn cắn… Cùng tìm hiểu vị thuốc “viễn chí” giúp dưỡng tâm và chữa ho Mách bạn một số bài

Vị thuốc “bạch đầu ông” và những điều cần biết khi sử dụng

2137

Bạch đầu ông thường có tác dụng trị chứng Sổ mũi, sốt, ho (lá); lỵ, ỉa chảy, đau dạ dày (rễ); viêm gan, suy nhược thần kinh; mụn nhọt, viêm tuyến sữa, hắc lào, chàm, rắn cắn…

Dược liệu Bạch đầu ông có tác dụng thanh can, thoái nhiệt, an thần

Dược liệu Bạch đầu ông có tác dụng thanh can, thoái nhiệt, an thần

CÙNG TÌM HIỂU VỊ THUỐC “BẠCH ĐẦU ÔNG” LÀ GÌ?

Nội dung trong bài viết

“Bạch đầu ông” còn có các tên gọi khác: Bạch đầu công (Bản Thảo Kinh Tập Chú), Bạch đầu thảo, Phấn nhu thảo, Phấn thảo (Lý Nguy Nham bản thảo), Chú chi hoa, Lão ông tu (Hòa hán dược khảo), Dã trượng nhân, Hồ vương sứ giả (Bản kinh), Dương hồ tử hoa (TQDHĐT.Điển), Miêu cổ đô, Miêu đầu hoa (Thực vật danh thực đồ khảo), Nại hà thảo (Ngô-Phổ bản thảo).

Tên khoa học

Pulsatilla chinensis (Bge.) Reg. -Họ khoa học: Ranunculaceae.

Đặc điểm của vị thuốc bạch đầu ông

Loại thảo mộc, cao khoảng 10-40cm. Toàn thân có phủ lông sắc trắng. Lá thành mọc ngắn hơn thân. Hoa mọc ra từ thân, cao khoảng 10cm. Các vẩy mang hoa thường có cánh ở phần đỉnh, những vẩy ở phía dưới hẹp, không mang hoa, tồn tại trên trục bông nhỏ. Cụm hoa hình đầu, mầu trắng. Lá bắc 3, có dạng lá tỏa rộng ra, dài hơn cụm hoa. Quả bế hình trứng ngược, dẹt, mầu vàng nâu, có chấm nhỏ. Ra hoa vào tháng 3-5. có quả vào tháng 5-6. Rễ khô của cây Bạch đầu ông thường có hình viên trụ, gầy, nhỏ, dài, hơi cong, dài khoảng 6-20cm. Bên ngoài mầu nâu đất, có rãnh dọc không đều. Chót rễ hơi phình to, có vài lớp gốc lá dạng bẹ, ngoài phủ lông mịn dạng tơ mầu trắng .

Bộ phận dùng

Toàn cây. Thu hái toàn cây quanh năm, tốt nhất là vào mùa hè, rửa sạch, có thể dùng tươi hay phơi khô.

Bạch đầu ông được bào chế như thế nào?

  • Khi dùng, tẩm rượu, sao qua (TQDHĐT.Điển).
  • Rửa sạch, cắt nhỏ, phơi khô (Trung dược đại tự điển).
  • Rửa sạch bùn đất ở rễ, cạo bỏ lớp lông tơ, xắt nhỏ, phơi khô, để sống hoặc sao lên dùng (Đông dược học thiết yếu).

Thành phần hóa học

Trong Bạch đầu ông có Pulsatoside (C45H76O20), Anemonol (C30H48O4), Anemonin, Okinalin (C32H64O2), Okinalein (C4H6O2), Stigmasterol (C29H46O), Sitoseterol, Oleanolic acid, Pulsatilla Nigricans, Pulsatoside A (Trung Dược Đại Từ Điển).

Tác dụng dược lý

  • Kháng lỵ trực trùng Amip

Nước sắc Bạch đầu ông cô đặc liều cao trong ống nghiệm có tác dụng ức chế Endamoeba Histolytica. Thí nghiệm trên chuột thấy nước sắc Bạch đầu ông cho uống có tác dụng ức chế trùng Amoeba. Với liều nước sắc 5% Bạch đầu ông có tác dụng cả trong thí nghiệm lẫn ống nghiệm đối với Trichomonas Vaginalis.

  • Kháng vi sinh vật

Nước sắc Bạch đầu ông, trong thí nghiệm, có tác dụng đối với vi khuẩn: Staphylococcus Aureus, Pseudomonas Aeruginosa nhưng hiệu quả này giảm đi khi chất Tannin thay đổi. Các báo cáo cho thấy nước sắc Bạch đầu ông có tác dụng ức chế mạnh đối với Shigella Dysenteriae, nhưng lại yếu hoặc không công hiệu đối với S. Sonnei hoặc S. Flexneri.

  • Điều trị lỵ Amip

Bạch đầu ông được nghiên cứu thấy có hiệu quả trong điều trị lỵ Amip cấp và mạn tính. Trong 1 công trình nghiên cứu 23 bệnh nhân, tất cả đều khỏi. Khám nội soi hậu môn cho thấy số lần chữa trị giảm đối với các vết loét. Thời gian trung bình để đi tiêu bình thường là 1,4 ngày, và bình phục hoàn toàn là 7 ngày.

  • Điều trị lao hạch, lao xương

Bạch đầu ông có tác dụng điều trị lao hạch, lao xương sau khi vỡ mủ nhưng trị liệu lâu.

TRONG ĐÔNG Y BẠCH ĐẦU ÔNG LÀ VỊ THUỐC NHƯ THẾ NÀO?

Bạch đầu ông có Vị đắng, tính lạnh, vào kinh Vị, Đại trường có tác dụng thanh can, thoái nhiệt, an thần.

Chủ trị các chứng

+ Trị chảy máu cam, sốt rét phát cuồng, trưng hà, tích tụ, bướu cổ, bụng đau, vết thương chảy máu (Bản Kinh). + Trị chảy máu cam (Biệt Lục).

+ Trị lỵ thể thấp nhiệt, lỵ Amip (Trung Dược Học).

+ Bài tiết nhiệt, lương huyết. Trị lỵ do nhiệt, trường phong hạ huyết, trĩ sưng đau dùng đắp+ (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Liều dùng như thế nào?

Liều dùng từ 8 – 12g/ngày

Đào tạo Trung cấp Y sĩ Y học cổ truyền với thời gian là 02 năm

Đào tạo Trung cấp Y sĩ Y học cổ truyền với thời gian là 02 năm

MỘT SỐ BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ VỊ THUỐC BẠCH ĐẦU ÔNG

Y học cổ truyền Hà Nội cho biết một số bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc “Bạch đầu ông” như sau:

  • Trị lỵ kèm sưng họng vào mùa xuân hạ

Bạch đầu ông, Hoàng liên mỗi thứ 30g, Mộc hương 15g, sắc với 5 bát nước còn 1 bát rưỡi, chia làm 3 lần uống.

  • Trị thoát vị bẹn

Bạch đầu ông (dùng rễ sống) gĩa nát đắp vào chỗ sưng 1 đêm khi nào lở thì chừng 20 hôm sau là khỏi.

  • Trị trĩ ngoại sưng đau

Rễ tươi Bạch đầu ông gĩa nát, đắp vào, có tác dụng trục huyết chỉ thống.

  • Trị trẻ nhỏ rụng tóc trọc lóc

Bạch đầu ông (rễ) gĩa nát, đắp vào 1 đêm, nếu có phát ra lở thì chừng nửa tháng là khỏi.

  • Trị lỵ ra huyết do nhiệt độc lỵ Amip, các loại trĩ ra máu

Bạch đầu ông 20g, Hoàng liên 6g, Hoàng bá, Tần bì mỗi thứ 12g, sắc uống.

  • Trị lỵ Amip

Bạch đầu ông 40g sắc uống. Nếu bệnh nặng dùng thêm 40g và 60g sắc còn 100ml thụt vào hậu môn ngày 1 lần.

  • Trị lở, nhọt sưng đau do nhiệt độc

Bạch đầu ông 160g, Băng phiến 2g, tán bột. Nấu Bạch đầu ông với nước cho thành cao (bỏ bã), khi được cao trộn Băng phiến vào khuấy đều Trị lở ngứa trên đầu, khi dùng cạo tóc dán cao vào.

  • Trị âm đạo viêm, ngứa

Bạch đầu ông, Khổ sâm mỗi thứ 20g, nấu nước rửa âm đạo.

  • Trị đinh nhọt, rắn cắn và bệnh ngoài da

Dùng lá giã đắp.

  • Trị đau đầu, vết thương

Bột lá lẫn với vôi dùng đắp. Có thể dùng cành lá nấu nước rửa.

Lưu ý: Trong huyết không có nhiệt tà, tiêu chảy, lỵ thuộc loại hư hàn: không dùng




Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017